ÁM ẢNH RÙNG RỢN VỀ NGHỀ BỐC MỘ

Ông Nam sục sâu đôi tay dưới cỗ quan tài với khối nước đen sì, để mò từng đốt xương. Lắm trường hợp xác chết chưa phân hủy, ông còn phải ‘ vạc thịt để lấy xương’.

 

Dạng sáng, hai bố con ông Nguyễn Thành Nam và một người khác bắt đầu công việc của mình, ba người này đã làm nghề này đã hơn chục năm nay. Họ mang xẻng, mai ra nghĩa trang theo hướng dẫn của gia chủ. Việc đầu tiên của những người bốc mộ là thắp hương, làm lễ “xin” người âm được đào mộ.

 

Bó hương với làn khói nghi ngút được cắm xung quanh ngôi mộ đẹp, để người thầy cúng khấn vái. Thủ tục cúng bái xong bố con ông Nam cầm xẻng đào từng mảng đất hất ra hai bên khi trạm tới nắp quan tài. Ông Nam luồn móc sắt, móc một đầu hòm lên, đầu kia được buộc vào một cây luồng với những thao tác đơn giản ba ngươi đã đưa được chiếc quan tài lên khỏi lớp bùn quắn đặc.

 

Khi quan tài vừa được nhấc lên lưng chừng, ông Nam nhanh nhẹn dung xà cày bảy nắp hòm. Giữa cái đêm đen như mực, mùi tử thi xộc vào mũi. Không cần bao tay hay khẩu trang, với đôi tay trần ông Nam sục sâu dưới khối nước đặc quánh, đen sì để làm việc.

 

Ông Nam tiến hành xé những mảng quần, áo chưa mục hết, sau đó nhặt từng đoạn xương nằm ngập sâu trong khối thịt người lùng nhùng. Mỗi khi mà mò được được đoạn xương nào, ông lại deo lên “Đây là đoạn xương bả vai, đây là xương đốt chân của cụ…”. Ánh sáng mập mờ của chiếc đèn măng xông, khói của ngọn đuốc làm mắt ông cay xè.

 

Sau khi mò hết xương dưới quan tài, ông Nam và hai người còn lại đưa toàn bộ xương bày ra tấm bạt nhỏ trải sẵn giữa bãi cỏ. Họ bắt đầu rửa xương lại bằng nước vang đỏ. Ông Nam nói theo truyền thống, hoa cái tức là sọ người được rửa trước, lần lượt đến các xương tiếp theo, xương phải rửa kỹ bằng ba lần nước vang đỏ sau đó lau bằng khăn sạch, xương bên nào, để bên ấy kẻo lẫn lộn.

 

Công đoạn tiếp theo là xếp xương vào quách xứ. Tay ông Nam thoăn thoắt cầm xương sọ lên nhìn thẳng hốc xương mắt nói: “Con thay mặt cho gia đình dòng họ lau mặt cho cụ lần cuối, cụ yên nghỉ nơi chín suối và phù hộ cho con cháu làm ăn”, rồi đặt chính giữa phía trên cùng tiểu sành, tiếp sau đến xương vai, xương sườn và cuối cùng là xương đốt tay, đốt chân.

 

Xếp xương vào tiểu xong, những người bốc mả giao hài cốt cho gia đình hoặc đem hài cốt đặt vào “nhà mới”, tuỳ theo gia đình yêu cầu hay không. Trước khi giao tiểu cho gia đình, ông Nam lấy nước vang rửa tay, hơ vào lửa cho mất mùi, rồi rửa qua một lần rượu. Quấn điếu thuốc lào, ông nói oang oang giữa bãi tha ma: “Người âm cho bố con tôi ăn lộc hơn chục năm nay. Nghề bốc mả đặc biệt linh thiêng, phải làm rất chu đáo và cẩn thận, tuyệt đối không có sự sai sót. Bên cạnh tiền công, kiếm sống, chúng tôi còn làm bằng tâm bằng đức và nghĩa cử đối với người đã chết”.

 

Ở huyện Nga Sơn, Thanh Hoá có 6 xã trồng cói là Nga Thanh, Nga Thuỷ, Nga Tiến, Nga Liên, Nga Thái, Nga Tân. Phần lớn bãi tha ma ở các xã này ở gần bãi cói, hoặc vùng đất trũng thấp, nước bập bõm, sình lầy, cách nơi ở của dân xóm 8 xã Nga Tân chưa đầy 200 mét. Mùa nắng, mùi bốc lên vô cùng khó chịu, còn mùa mưa nước ngập bãi tha ma và trong sân vườn, thậm chí trong nhà ở đều thành ao. Buổi đêm, bãi tha ma bốc lập lòe những ngọn lửa (chất phốt pho từ mộ người chết bốc lên tự cháy). Tất cả đời sống sinh hoạt, nước uống đều khoét một cái lỗ lấy nước ở đó mà nấu cơm, nấu nước, tắm giặt.

 

Người chết được chôn sâu 4 thép móng dưới lòng đất thịt nhão nhoét. Và phải “nằm” dưới nước lạnh lẽo suốt 3 đến 4 năm trời. Với ngần ấy thời gian, đủ để thịt người mục nát. Vì vậy, ít có trường hợp khi bốc mộ, phải “xẻ thịt vạc xương” như ở các xã đồng bãi đất cát như Nga Trung, Nga Hưng, Nga Mỹ.

 

Nếu bốc mộ vào mùa mưa, nước ngập hòm, “thợ bốc mả” phải mò mẫm nhặt xương, thậm chí phải lội xuống hòm nửa đầu gối, cúi rạp người mò từng đoạn xương sau khi ngậm rượu trong miệng phun khắp hòm.

 

Anh Mai Văn Dũng (ngụ ở xóm 7 xã Nga Tân, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá) gia chủ của một người quá cố cho biết: “Bốc mộ xây mộ là việc hệ trọng, mang tính tâm linh, công việc này cũng rất phức tạp. Trước đây mỗi lần bốc mộ là gia đình mượn người con cháu trong gia tộc bốc cho người quá cố, song nay tất cả đều thuê người. Họ vừa có chuyên môn, vừa am hiểu về người âm. Bây giờ dân quê tôi bốc mộ đều nhờ đến họ. Những người thợ từ Ninh Bình, Phát Diệm bao giờ cũng làm tốt hơn”.

 

Bốc mộ là một nghề hết sức đặc biệt. Bên cạnh cái gọi là mưu sinh, họ còn làm bằng cái tâm cái đức của người sống đối với người chết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *